Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: | 06 Nguyễn Tất Thành, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận |
Điện thoại: | 062.3822889 |
Fax: | 062.3821697 |
Website: | stp.binhthuan.gov.vn |
Giới thiệu chung Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận
Sở Tư pháp Bình Thuận là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: công tác xây dựng và thi hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; thi hành án dân sự; công chứng; chứng thực; nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; trọng tài thương mại; hộ tịch; quốc tịch; lý lịch tư pháp; luật sư; tư vấn pháp luật; trợ giúp pháp lý; giám định tư pháp; hòa giải ở cơ sở; bán đấu giá tài sản và công tác tư pháp khác theo quy định của pháp luật.
Sở Tư pháp có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.
Tổ chức bộ máy của Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận
- Ban lãnh đạo: 01 Giám đốc; 03 Phó giám đốc
Giám đốc Sở: Ông Hồ Ngọc Được
Điện thoại: 062.3830587
Phó giám đốc: Ông Nguyễn Công Luận
Điện thoại: 062.3827393
Phó Giám đốc: Bà Bùi Thị Lịch
Điện thoại: 062.3828886
Phó Giám đốc: Ông Phạm Khắc Thọ
Điện thoại: 062.3823784
- 07 phòng chức năng: Văn phòng Sở; Phòng văn bản; Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật; Phòng Hành chính tư pháp; Thanh tra Sở; Phòng Bổ trợ tư pháp; Phòng Kiểm tra theo dõi thi hành pháp luật.
Văn phòng Sở
Chánh văn phòng: Ông Nguyễn Văn Bình
Điện thoại: 062.3822889
Phó Chánh văn phòng: Ông Bùi Danh Dũng
Văn phòng Sở tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Thu thập, xử lý, quản lý và sử dụng thông tin, đồng thời thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các Phòng Chuyên môn và các đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp thực hiện nhiệm vụ do Giám đốc Sở Tư pháp phân công;
- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn văn bản cho Giám đốc Sở Tư pháp và kiểm tra hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản do Sở Tư pháp ban hành;
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện Chương trình cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Sở Tư pháp sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
- Quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Quản lý tài chính, tài sản của cơ quan tiết kiệm, hiệu quả theo quy định của pháp luật; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin về công tác văn thư, lưu trữ của cơ quan phục vụ công tác quản lý nhà nước về tư pháp;
- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, phân phối, cấp phát biễu mẫu hộ tịch, công tác đảm bảo an ninh, phòng gian bảo mật, phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường trong cơ quan;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tư pháp phân công.
Phòng Văn bản
Trưởng phòng: Ông Huỳnh Văn Hùng
Điện thoại: 062.3828832
Phòng Văn bản tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
a) Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính lập dự thảo Dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh do các cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì soạn thảo;
c) Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
2. Về thi hành văn bản quy phạm pháp luật:
a) Theo dõi chung tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương;
b) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
3. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;
b) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) theo quy định của pháp luật;
c) Kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước; tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở phân công.
Phòng Phổ biến giáo dục pháp luật
Phó trưởng phòng phụ trách: Ông Lê Văn Hạ
Phó trưởng phòng: Bà Lê Thị Kim Chi
Điện thoại: 062.3827225
Phòng Phổ biến, giáo dục pháp luật tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Về phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh;
c) Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp;
đ) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở các cơ quan, đơn vị khác theo quy định của pháp luật.
e) Hướng dẫn, kiểm tra công tác hoà giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch và các Sở có liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (gọi chung là thôn); tổ dân phố, khu phố, khóm và một số hình thức khác (gọi chung là tổ dân phố) phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tư pháp phân công.
Phòng Hành chính tư pháp
Trưởng phòng: Bà Huỳnh Thị Thu Hà
Điện thoại: 062.3828853
Phó Trưởng phòng: Bà Nguyễn Thị Kim Quý
Điện thoại: 062.3824858
Phòng Hành chính tư pháp tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã;
- Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch;
-Trực tiếp giải quyết các việc về hộ tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh;
- Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các việc về hộ tịch, nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;
- Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái với quy định của pháp luật;
- Quản lý, sử dụng, lưu trữ các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định pháp luật; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
- Cấp Phiếu lý lịch tư pháp, quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật;
- Thụ lý, thẩm tra hồ sơ các việc về quốc tịch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, đề xuất hoặc giải quyết theo thẩm quyền; quản lý, lưu trữ các hồ sơ về quốc tịch.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tư pháp phân công.
Thanh tra Sở
Chánh thanh tra: Ông Lương Minh Hồng
Điện thoại : 062.3822136
Thanh tra Sở tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về tư pháp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở Tư pháp;
2. Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp dân theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
3. Thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí và xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
4. Tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp;
5. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tư pháp phân công.
Phòng Bổ trợ tư pháp
Trưởng phòng: Ông Nguyễn Thanh Hùng
Điện thoại: 062. 2211197
Phòng Bổ trợ Tư pháp tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp thực hiện các nhiệm vụ sau:
1. Về công chứng, chứng thực:
a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề công chứng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức, hoạt động của các Phòng công chứng và Văn phòng công chứng ở địa phương;
c) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cho phép thành lập, thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng;
Tổ chức triển khai thực hiện Đề án Phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh;
d) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm Công chứng viên;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công chức Tư pháp - Hộ tịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
2. Về luật sư và tư vấn pháp luật:
a) Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập, giải thể, phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư;
b) Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật, Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật;
c) Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật; yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình hoạt động khi cần thiết;
d) Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở địa phương;
đ) Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật; hỗ trợ tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các tư vấn viên pháp luật theo quy định của pháp luật;
e) Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền.
3. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp, trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển tổ chức bán đấu giá ở địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức bán đấu giá ở địa phương;
5. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật.
6. Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; hoạt động tham gia trợ giúp pháp lý của các Văn phòng luật sư, Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật;
7. Thực hiện nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Tư pháp phân công.
- 03 đơn vị trực thuộc: Phòng Công chứng số 1 ; Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Bình Thuận (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp, có tư cách pháp nhân, có trụ sở, tài khoản và con dấu riêng. Trung tâm chịu sự quản lý nhà nước của Sở Tư pháp và sự chỉ đạo hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Cục Trợ giúp pháp lý thuộc Bộ Tư pháp.
Trung tâm có chức năng thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo; người có công với cách mạng; người già yếu, tàn tật và trẻ em không nơi nương tựa; người dân tộc thiểu số sinh sống tại những vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và một số đội tượng khác theo quy định tại Điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt nam là thành viên.
Địa chỉ: 06 Nguyễn Tất Thành, Thành phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận
Điện Thoại: 062.3821615 - Fax: 062. 3833762
Email: tttgplbinhthuan@yahoo.com
Giám đốc: Lê Văn Thắng
Địa chỉ: Ma Lâm – Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận
Phó Giám đốc: Nguyễn Văn Nhật
Địa chỉ: Phú Thủy – Phan Thiết – Bình Thuận
Phó Giám đốc: Nguyễn Thị Kiều Châu
Địa chỉ: Phú Thủy – Phan Thiết – Bình Thuận
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Căn cứ vào chương trình, Nghị quyết dài hạn và hàng năm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh và chương trình công tác của Sở Tư pháp, Cục Trợ giúp pháp lý, Trung tâm xây dựng chương trình, kế hoạch trợ giúp pháp lý dài hạn, hàng năm trình Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt và tổ chức chương trình, kế hoạch sau khi được phê duyệt.
2. Thực hiện tư vấn pháp luật, cử người tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và thực hiện các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho người được trợ giúp pháp lý thuộc các lĩnh vực pháp lý theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện trợ giúp pháp lý lưu động và các hoạt động trợ giúp pháp lý khác theo quy định hiện hành của Nhà nước; chịu trách nhiệm và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý cho nhân dân.
4. Quản lý, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho Chi nhánh và các Tổ Trợ giúp pháp lý; hướng dẫn hoạt động đối với Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý và các hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý khác.
5. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và quy tắc nghề nghiệp trợ giúp pháp lý cho trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm; hỗ trợ bồi dưỡng nghiệp vụ cho tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý.
6. Tổ chức nghiên cứu, khảo sát, hội thảo, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm liên quan đến hoạt động trợ giúp pháp lý cho trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm và Chi nhánh.
7. Quản lý, kiểm tra, theo dõi hoạt động trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên và các cán bộ khác của Trung tâm và Chi nhánh theo thẩm quyền.
8. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý, thực hiện chế độ bồi dưỡng đối với cộng tác viên tham gia trợ giúp pháp lý, phối hợp với các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý khác để xác minh vụ việc trợ giúp pháp lý.
9. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện trợ giúp pháp lý của Trợ giúp viên pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm và Chi nhánh.
10. Chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý.
11. Giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giải quyết về tranh chấp trợ giúp pháp lý theo thẩm quyền.
Trung tâm Dịch vụ Bán đấu giá tài sản tỉnh Bình Thuận
Địa chỉ: Số 06 đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Phan Thiết.
Điện thoại: (062) 3832720 - 3822218
Giám đốc Trung tâm: Ông Ngô Giang Bảo
Điện thoại: - Di động: 0918022301
Phó Giám đốc Trung tâm: Ông Nguyễn Văn Được
Điện thoại: - Di động: 0989613013
02 Cán bộ nghiệp vụ, 01 Kế toán , 01 Thủ quỹ, văn thư
Vị trí, chức năng
Trung tâm Dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Bình Thuận (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp có thu, tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên. Trung tâm là đơn vị trực thuộc Sở Tư pháp, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Tư pháp về công tác bán đấu giá tài sản; Trung tâm có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trung tâm có chức năng tổ chức thực hiện công tác bán đấu giá các loại tài sản theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Trụ sở Trung tâm đặt tại thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Nhiệm vụ, quyền hạn
1. Phối hợp với các phòng chuyên môn của Sở Tư pháp giúp Giám đốc Sở Tư pháp xây dựng kế hoạch, thực hiện chức năng tham mưu UBND tỉnh quản lý nhà nước về công tác bán đấu giá tài sản tại địa phương.
2. Trực tiếp tổ chức công tác bán đấu giá các loại tài sản theo quy định hiện hành, bao gồm:
a) Tài sản để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án.
b) Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
c) Tài sản bảo đảm trong trường hợp pháp luật về giao dịch bảo đảm quy định phải xử lý bằng đấu giá.
d) Tài sản nhà nước được xử lý bằng đấu giá theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
đ) Tài sản là quyền sử dụng đất trong trường hợp Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất được bán đấu giá theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
e) Tài sản thuộc sở hữu cá nhân, tổ chức có yêu cầu bán đấu giá.
f) Các tài sản khác phải bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
3. Ký hợp đồng và cử Đấu giá viên điều hành cuộc bán đấu giá tài sản của Hội đồng bán đấu giá tài sản cấp huyện.
4. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện việc tiếp nhận các loại tài sản phải bán đấu giá để tổ chức bán đấu giá theo quy định hiện hành của Nhà nước.
5. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác bán đấu giá tài sản và các hoạt động khác có liên quan theo yêu cầu của Sở Tư pháp, UBND tỉnh và của Bộ Tư pháp.
6. Quản lý và sử dụng có hiệu quả về tài chính, tài sản, viên chức, nhân viên của Trung tâm theo quy định hiện hành của Nhà nước.
7. Thực hiện các quyền, nghĩa vụ của tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp theo quy định, cụ thể:
a) Yêu cầu người có tài sản bán đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, giấy tờ có liên quan đến tài sản bán đấu giá.
b) Yêu cầu người mua được tài sản bán đấu giá thanh toán tiền mua tài sản bán đấu giá và thực hiện các nghĩa vụ khác được xác định trong hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá.
c) Yêu cầu người có tài sản bán đấu giá thanh toán phí, chi phí bán đấu giá tài sản và thực hiện các nghĩa vụ khác được xác định trong hợp đồng bán đấu giá tài sản.
d) Thực hiện việc bán đấu giá tài sản theo nguyên tắc và trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 và chịu trách nhiệm về kết quả bán đấu giá tài sản.
e) Ban hành nội quy bán đấu giá tài sản phù hợp với quy định của Nghị định số 17/2010/NĐ-CP ngày 04/3/2010 và các văn bản pháp luật có liên quan
Phòng Công chứng số 1 tỉnh Bình Thuận
Phòng Công chứng số 01 tỉnh Bình Thụân được thành lập năm 1990, nằm trong trụ sở Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận, là đơn vị sự nghiệp công lập, tự chủ hòan tòan kinh phí ; có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của Nhà nước. phòng làm việc với diện tích là 50m2.
Phòng Công chứng số 01 tỉnh Bình Thụân được biên chế 06/10 đồng chí : 01 Trưởng phòng ; 02 Phó Trưởng phòng, 01 công chứng viên ; 01 kế toán; 01 chuyên viên giúp việc, 01 thủ qũy (hợp đồng dài hạn); 02 cán sự (hợp đồng ngắn hạn), 01 hợp đồng ngắn hạn phụ trách potocopy. Phòng có 04 nam, 06 nữ; 01cử nhân chính trị; 03 đ/c đã qua lớp Quản lý Nhà nước. Nhân sự bao gồm :
1. Trưởng phòng : Ông Huỳnh Thanh Sang sinh năm 1965
Thường trú tại P. Phú Thuỷ, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Số điện thoại : 0903754890
2. Phó Trưởng phòng : Bà Huỳnh Thị Mỹ Lệ sinh năm 1965
Thường trú tại P. Phú Thuỷ, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Số điện thoại : 0903940189 - 062.3828207
3. Phó Trưởng phòng : Bà Hoàng Thị Yến sinh năm 1966
Thường trú tại P. Phú Thuỷ, Tp. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Số điện thoại : 0989103157 – 062.3831100
Phòng Công chứng số 01 nhận và giải quyết hồ sơ của khách hàng thời gian:
- Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ
- Chiều từ 13 giờ 30 phút đến 16 giờ 30 phút
* Riêng ngày thứ bảy : Phòng Công chứng chỉ nhận và giải quyết hồ sơ của khách hàng thời gian từ từ 7 giờ đến 11 giờ, buổi chiều Phòng Công chứng không làm việc.
Chức năng nhiệm vụ của Phòng công chứng số 1
1. Công chứng hợp đồng, giao dịch theo quy định của Luật công chứng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Thuê nhân viên làm việc cho Phòng công chứng.
3. Thu phí công chứng, thù lao công chứng, chi phí khác.
4. Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, phí công chứng, thù lao công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.
5. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
6. Chấp hành các quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
7. Chấp hành các yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra.
8. Bồi thường thiệt hại do lỗi mà công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng gây ra cho người yêu cầu công chứng.
9. Lưu trữ hồ sơ công chứng.
10. Văn phòng công chứng có nghĩa vụ mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình.
11. Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận
1. Trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
a) Dự thảo các quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc phạm vi thẩm quyền của Ủy ban nhân dân trong lĩnh vực tư pháp;
b) Dự thảo kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm và các đề án, dự án, chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước, cải cách tư pháp, xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp;
c) Dự thảo quy hoạch phát triển nghề luật sư, công chứng, bán đấu giá tài sản và các nghề tư pháp khác ở địa phương thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp;
d) Dự thảo văn bản pháp luật quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Sở Tư pháp; Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện).
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, giải thể các tổ chức thuộc Sở Tư pháp;
b) Dự thảo quyết định, chỉ thị thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về quản lý công tác tư pháp ở địa phương.
3. Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác tư pháp được giao.
4. Về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:
a) Phối hợp với Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, điều chỉnh chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh; phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính lập dự thảo Dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh để Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật;
b) Phối hợp soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân tỉnh do các cơ quan chuyên môn khác của Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì soạn thảo;
c) Thẩm định các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức lấy ý kiến nhân dân về các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
5. Về thi hành văn bản quy phạm pháp luật:
a) Theo dõi chung tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương;
b) Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về theo dõi thi hành pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý đối với cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương và kiến nghị các biện pháp giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong thi hành văn bản quy phạm pháp luật với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
6. Về kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật:
a) Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tự kiểm tra văn bản do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành;
b) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; hướng dẫn cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện tự kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) theo quy định của pháp luật;
c) Kiểm tra, đôn đốc thực hiện các biện pháp xử lý văn bản trái pháp luật theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật đối với Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
8. Về phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật ở địa phương sau khi được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
b) Làm Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cấp tỉnh;
c) Xây dựng đội ngũ báo cáo viên pháp luật; biên soạn, phát hành các tài liệu phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
d) Tổ chức thông tin, tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp;
đ) Hướng dẫn việc xây dựng, quản lý, khai thác tủ sách pháp luật ở cấp xã và ở các cơ quan, đơn vị khác theo quy định của pháp luật;
9. Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch và các Sở có liên quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh hướng dẫn việc xây dựng hương ước, quy ước của thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc (gọi chung là thôn); tổ dân phố, khu phố, khóm và một số hình thức khác (gọi chung là tổ dân phố) phù hợp với quy định của pháp luật.
10. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân tỉnh trong công tác thi hành án dân sự ở địa phương theo quy định của pháp luật.
11. Về công chứng, chứng thực:
a) Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề công chứng ở địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề công chứng;
b) Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức, hoạt động của các Phòng công chứng và Văn phòng công chứng ở địa phương;
c) Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập, thu hồi quyết định cho phép thành lập Văn phòng công chứng; cấp, thu hồi giấy đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng;
Tổ chức triển khai thực hiện Đề án thành lập, giải thể Phòng công chứng khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
d) Đề nghị Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm, miễn nhiệm Công chứng viên;
đ) Hướng dẫn, kiểm tra, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và công chức Tư pháp - Hộ tịch thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
12. Về hộ tịch, quốc tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài và lý lịch tư pháp:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đối với Phòng Tư pháp cấp huyện và công chức chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã;
b) Xây dựng hệ thống tổ chức đăng ký và quản lý hộ tịch, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch;
c) Trực tiếp giải quyết các việc về hộ tịch, con nuôi có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh;
d) Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết các việc về hộ tịch, nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật;
đ) Đề nghị Ủy ban nhân cấp tỉnh quyết định việc thu hồi, hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp trái với quy định của pháp luật;
e) Quản lý, sử dụng, lưu trữ các loại sổ hộ tịch, biểu mẫu hộ tịch theo quy định pháp luật; cấp bản sao giấy tờ hộ tịch từ sổ hộ tịch;
g) Cấp Phiếu lý lịch tư pháp, quản lý, lưu trữ hồ sơ lý lịch tư pháp theo quy định của pháp luật;
h) Thụ lý, thẩm tra hồ sơ các việc về quốc tịch, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, đề xuất hoặc giải quyết theo thẩm quyền; quản lý, lưu trữ các hồ sơ về quốc tịch.
13. Về luật sư và tư vấn pháp luật:
a) Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép thành lập, giải thể, phê duyệt Điều lệ Đoàn luật sư;
b) Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, Trung tâm tư vấn pháp luật, Giấy chứng nhận tư vấn viên pháp luật;
c) Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của Văn phòng luật sư, Công ty luật cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật; yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình hoạt động khi cần thiết;
d) Tổ chức thực hiện quy hoạch, đề án phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức hành nghề luật sư ở địa phương;
đ) Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng tư vấn pháp luật; hỗ trợ tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho các tư vấn viên pháp luật theo quy định của pháp luật;
e) Hướng dẫn, kiểm tra về tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư và Trung tâm tư vấn pháp luật theo thẩm quyền.
f) Chủ trì, phối hợp với Sở chuyên môn quản lý lĩnh vực Giám định tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện để lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh bổ nhiệm Giám định viên tư pháp và chủ trì, phối hợp với Sở chuyên môn đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh quyết định miễn nhiệm Giám định viên tư pháp.
14. Về trợ giúp pháp lý:
a) Quản lý, hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của Trung tâm và Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; hoạt động tham gia trợ giúp pháp lý của các Văn phòng luật sư, Công ty luật, Trung tâm tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho các đối tượng thực hiện trợ giúp pháp lý trong phạm vi địa phương;
c) Cấp, thay đổi, thu hồi Giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý của Văn phòng luật sư, Công ty luật và Trung tâm tư vấn pháp luật;
d) Quyết định công nhận, cấp và thu hồi thẻ Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
15. Về bán đấu giá tài sản:
a) Tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển tổ chức bán đấu giá ở địa phương sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển tổ chức bán đấu giá ở địa phương;
b) Kiểm tra, thanh tra về tổ chức và hoạt động bán đấu giá tài sản trong phạm vi địa phương theo thẩm quyền.
16. Giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về công tác giám định tư pháp, trọng tài thương mại theo quy định của pháp luật.
17. Hướng dẫn, kiểm tra công tác hoà giải ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
18. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác pháp chế của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh và doanh nghiệp nhà nước; tổ chức thực hiện hoặc phối hợp thực hiện các hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
19. Tổ chức, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp; giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực hiện phòng, chống tham nhũng, lãng phí và xử lý hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của pháp luật.
20. Thực hiện hợp tác quốc tế về pháp luật và công tác tư pháp theo quy định của pháp luật.
21. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Tư pháp.
22. Thực hiện công tác thông tin, thống kê, tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ trong các lĩnh vực công tác được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp.
23. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của các tổ chức trực thuộc Sở Tư pháp; quản lý biên chế, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
24. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp theo quy định của pháp luật.
25. Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh.
26. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Nguồn: Sở Tư pháp tỉnh Bình Thuận